Thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên
minh Hợp tác xã tỉnh Bình Thuận lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 – 2020, với tinh thần:
“đoàn kết, chủ động, sáng tạo” trong
nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh khóa V đã khắc phục khó
khăn, hoàn thành nhiệm vụ do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh tin tưởng giao phó.
Nhằm đánh giá kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác lãnh đạo, điều hành
của tập thể Ban chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Liên minh Hợp tác xã
tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2016 - 2020, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh khóa V nghiêm túc kiểm điểm về việc lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2016 -
2020 với những ưu, khuyết điểm cụ
thể như sau:
I. TÌNH HÌNH BAN CHẤP HÀNH LIÊN
MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH KHÓA V, NHIỆM KỲ 2016 - 2020
Đại
hội thành viên Liên minh Hợp tác xã tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 -2020 đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 30 đồng chí. Hội nghị lần thứ nhất đã bầu
07 ủy viên Ban chấp hành vào Ban Thường
vụ, 02 Phó Chủ tịch và 01 Chủ tịch. Trong quá trình hoạt động, đã có 09 đồng chí thôi tham gia Ban chấp hành
do chuyển công tác khác và nghỉ hưu theo chế độ. Tại các Hội nghị, Ban chấp
hành đã bầu và đề nghị UBND tỉnh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chuẩn y bổ sung
08 đồng chí vào ủy viên Ban Chấp
hành, trong đó có 01 Phó Chủ tịch, 07 ủy viên Ban châp hành. Đến cuối
nhiệm kỳ, Ban Chấp hành có có 29 ủy
viên.
II. LỀ LỐI LÀM VIỆC, PHƯƠNG PHÁP CHỈ
ĐẠO
1. Lề lối làm việc
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và
Thường trực làm
việc theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, mọi vấn đề quan trọng đều được đưa ra
Hội nghị bàn bạc, thảo luận, thống nhất hành động; thực hiện nghiêm túc Điều lệ
Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt và Quy chế làm việc của Ban chấp hành, Ban Thường vụ và Thường
trực.
Đối với những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng,
những vấn đề liên quan đến công tác nhân sự của Liên
minh Hợp tác xã tỉnh, đều được Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành thực
hiện đảm bảo quy trình, quy định.
2. Về phương pháp chỉ đạo
Bám
sát Nghị quyết Đại hội thành viên Liên minh
Hợp tác xã tỉnh lần
thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ban chấp hành
Liên minh HTX tỉnh đã cụ thể hóa thành chương trình công tác hàng năm, hàng quý và các
chuyên đề để tổ chức triển khai thực hiện; có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tuyên dương, nhân rộng các mô hình.
Ban Chấp hành tham
mưu, triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước; lãnh đạo xây dựng, phát
triển tổ chức Liên minh Hợp tác xã…. thông qua Ban Thường vụ,
tập thể Thường
trực. Do vậy, năng lực lãnh đạo, điều hành của Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ ngày càng được nâng cao, ngày càng mang tính khoa học hơn.
3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống của các đồng chí Ủy viên Ban chấp
hành, Ban Thường vụ, Thường trực.
Các đồng chí ủy viên Ban chấp hành nói
chung đều có lập
trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm trong việc
rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần cảnh giác trước những âm mưu
“Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; không ngừng học tập nâng cao
trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Đa số các ủy viên Ban Chấp hành được cơ cấu là lãnh đạo các sở, ngành, Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc các Hợp tác xã… nên luôn phát huy vai trò trách
nhiệm và chức trách nhiệm vụ được giao.
Các đồng chí
ủy viên luôn gương mẫu chấp hành, vận động người thân, cán bộ nhân viên, thành viên thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, chấp hành
nghiêm chỉnh Điều lệ Liên
minh Hợp tác xã tỉnh và các Nghị quyết của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
CHẤP HÀNH KHÓA V, NHIỆM KỲ 2016 - 2020
1. Kết quả hoạt động của Ban
chấp hành.
Ngay
sau Đại hội, Ban chấp hành đã xây dựng và ban hành quy
chế làm việc; chương trình hành động toàn khóa; tổ chức thực hiện nghiêm túc
quy chế làm việc trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc hiệp thương dân chủ và quy
chế dân chủ cơ sở trong việc xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác.
Ban Chấp hành có sự đoàn kết, thống nhất cao trong
nhận thức và hành động; đảm bảo tính chiến đấu và khả năng lãnh đạo; mối quan
hệ công tác; chế độ tự phê bình và phê bình. Hàng năm, Ban chấp hành đều tổ chức Hội nghị tổng kết năm và đề ra phương hướng
hoạt động cho năm tiếp theo, trong đó thường xuyên kiểm tra, kiểm điểm việc
thực hiện nghị quyết của tập thể và cá nhân các đồng
chí ủy viên trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ gắn với công tác chuyên môn tại
đơn vị.
Thực
hiện chương trình hành động toàn khóa V, nhiệm
kỳ 2016-2020,
hàng năm trên cơ sở giao nhiệm vụ của UBND
tỉnh, liên minh Việt Nam và trên cơ sở phối hợp với các cấp, các ngành, Ban
chấp hành xây
dựng chương trình và cụ thể hóa các chỉ tiêu nhiệm vụ, đưa ra những chủ trương,
giải pháp, bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ V;
các nghị quyết, chủ trương của Đảng bộ tỉnh,
các chỉ đạo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; tổ chức triển khai thực hiện một
cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu lợi ích của các
thành viên cũng như yêu cầu phát triển kinh tế
tập thể trong tình
hình mới; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Tỉnh ủy, UBND, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giao.
Đối
với việc tham mưu, đề xuất tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh được Ban
Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể của tỉnh giao; lãnh đạo thực hiện
các nhiệm được UBND tỉnh giao hàng năm, các nhiệm vụ do Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam chỉ đạo thực hiện....Ban chấp hành đã tập trung triển khai đồng bộ, các
nhiệm vụ, giải pháp đều gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn với nhu cầu, lợi ích của các Hợp tác xã và các thành viên.
2.
Hoạt động của Ban Thường vụ:
Bám sát Nghị quyết Đại hội lần V, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ đã cụ thể hóa thành chương trình công
tác năm, 6 tháng, quý và các chuyên đề để tổ chức triển khai thực hiện; có sơ
tổng kết, rút kinh nghiệm và tuyên dương, nhân rộng các mô hình.
Thực hiện tốt chế độ hội, họp Ban Thường vụ
định kỳ để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ và các giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, chăm lo cho thành viên;
cho ý kiến các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Hợp tác xã, cũng
như các nội dung có liên quan đến công tác nhân sự của Liên minh Hợp tác xã
tỉnh.
3. Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch (Thường trực Liên minh)
Tập thể Thường trực Liên minh Hợp
tác xã tỉnh luôn có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đoàn kết, điều hành theo
quy chế, thực hiện tốt nguyên tắc hiệp thương dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách. Mọi công việc thuộc thẩm quyền tập thể đều được đem ra bàn bạc
trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành để thảo luận đi đến thống nhất, trên cơ sở
đó Thường trực xử lý, điều hành, theo dõi việc thực hiện.
Trong tập
thể Thường trực phân công 01 Phó Chủ tịch làm Phó Chủ tịch Thường trực, Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra để điều hành, theo dõi và chỉ đạo các hoạt động liên quan
đến công tác kiểm tra, giám sát.
Công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Liên minh Hợp tác xã tỉnh luôn bám sát sự
lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, sự chỉ đạo, theo
dõi của Sở nội vụ và linh động trong công tác phối hợp với các cấp, các ngành,
các địa phương. Qua đó, các nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh giao và các nhiệm
vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được Điều lệ quy định đều được Thường trực
Liên minh Hợp tác xã tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành đạt và vượt so với kế
hoạch đề ra.
4. Những khuyết điểm, hạn chế:
Một là, hoạt động của các ủy viên Ban
chấp hành, Ban Thường vụ chưa đồng đều, một số ủy viên Ban chấp hành, Ban
Thường vụ chưa chủ động trong thực hiện chế độ hội họp và tham gia đóng góp ý
kiến, chưa đề xuất được những giải pháp thiết thực trong đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của các Hợp tác xã, chưa tư vấn hình thành được các mô
hình Hợp tác xã quy mô lớn, Liên hiệp hợp tác xã và triển khai các hoạt động hỗ
trợ thành viên chưa nhiều.
Hai là, đối với một số
khó khăn hạn chế mang tính cố hữu, Ban chấp hành chưa có giải pháp quyết liệt
để tháo gỡ; Ban Thường vụ, Thường trực chưa mạnh dạn, kiên trì đeo bám, đề xuất
kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết như: chưa xây dựng
được hệ thống cơ chế chính sách cụ thể, đồng bộ để hỗ trợ các Hợp tác xã, Quỹ
hỗ trợ phát triển Hợp tác xã chưa được thành lập....
Ba là, Trong quá trình hoạt
động, Ban chấp hành chưa thường xuyên quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát,
nên hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã khóa V vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế như: hoạt động của Ủy ban kiểm tra còn mang tính giải quyết sự vụ, sự
việc chưa chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; công tác phối hợp giữa UBKT Liên minh HTX tỉnh và Ban kiểm
soát các đơn vị thành viên chưa thường xuyên, liên tục;...;
Theo Nghị quyết Đại hội Liên minh Hợp
tác xã tỉnh Bình Thuận lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2020 thì đến nay còn 02 chỉ
tiêu chưa hoàn thành, một số nhiệm vụ, giải pháp chưa được thực hiện triệt để,
hiệu quả chưa cao. Việc tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình
Hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả chưa thường xuyên.
5. Nguyên nhân
của những hạn chế
5.1. Nguyên nhân khách quan
Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức
tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển Kinh tế tập thể, nhất là ở cấp huyện,
cấp xã. Hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể ở một số
nơi chưa hiệu quả, còn hình thức, chưa coi trọng chỉ đạo phát triển Kinh tế tập
thể là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên; Bộ máy quản lý nhà nước về Kinh tế
tập thể, Hợp tác xã chưa được kiện toàn theo yêu cầu; công tác quản lý chưa
được thường xuyên, liên tục; cán bộ theo dõi chủ yếu là kiêm nhiệm và chưa được
đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về Kinh tế tập thể, Hợp tác xã; Chưa có sự vào
cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân; chưa có sự quan tâm
đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra định hướng, cơ chế chính sách tập trung
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho Kinh tế tập thể, Hợp tác xã
phát triển; Phương thức sản xuất tự do, nhỏ lẻ đã trở thành thói quen, giữ vai
trò chủ đạo trong tư duy sản xuất xuất, kinh doanh của người dân, trong khi còn
rất ít mô hình liên kết sản xuất thành công, có hiệu quả để tuyên truyền, nhất
là chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa.... đây chính là những nguyên nhân khách
quan anh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của Ban chấp hành, ảnh hưởng
đến công tác tham mưu phát triển kinh tế tập thể của tỉnh.
5.2. Nguyên nhân chủ quan
Ủy viên Ban chấp hành đa số
kiêm nhiệm nên ít dành thời gian cho hoạt động kinh tế tập thể; đội ngũ cán bộ Liên
minh tuy được tăng cường, nhưng nhìn chung vẫn chưa mạnh; trụ sở làm việc tuy
được tu sữa nhưng còn chật hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu về hoạt động; phương tiện
phục vụ đưa đón cán bộ, lãnh đạo và nhân viên cơ quan (ô tô) tuy được trang bị,
nhưng đang xuống cấp, không được cấp kinh phí sữa chữa nên ảnh hưởng đến công
tác đi cơ sở, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hợp tác xã....
Việc nghiên cứu, quán triệt
và vận dụng các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của cấp trên có lúc chưa sâu
kỹ, còn lúng túng, chưa phù hợp với thực tiễn tình hình địa phương. Ban chấp
hành chưa kịp thời tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình điển hình.
(và báo cáo với toàn thể Đại hội về
trụ sở làm việc, đến thời điểm này, được sự quan tâm của UBND tỉnh, sau Đại hội
này, cơ quan Liên minh HTX tỉnh sẽ có trụ sở làm việc mới, tại số 10 Hải Thượng
Lãn Ông, đây là một niềm vui lớn, và có thể nói là một món quà đầy ý nghĩa mà
lãnh đạo tỉnh dành tặng cho cán bộ, nhân viên Liên minh HTX tỉnh trước thềm Đại
hội VI).
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA
Từ thực tiễn công tác và dựa trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại yếu kém
trên, Ban chấp hành rút ra
một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là Sự đoàn kết nhất trí cao, thống nhất từ ý chí đến hành
động của tập thể Ban chấp hành trên cơ sở bám sát sự lãnh
chỉ đạo của Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền, sự định hướng của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là yếu tố quyết định việc hoàn thành mục tiêu
Nghị quyết, chương trình hành động do Đại hội lần thứ V đề ra.
Hai
là Trong công tác tham mưu, triển khai
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước về kinh
tế tập thể, Hợp tác xã cần bám sát thực tiễn
tình hình kinh tế-xã hội của từng địa phương để đề ra các giải
pháp trọng tâm, trọng điểm và dồn sức thực hiện.
Ba là Chú trọng tham mưu các
cấp, các ngành
giải quyết hài hòa nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các thành viên, hợp tác xã là yếu tố cần thiết để phát huy sức mạnh của các Hợp tác xã trong tham gia phát
triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Quan tâm đầu tư hơn
nữa cho công tác tập huấn, bổi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ phụ trách, tham mưu phát triển kinh tế tập thể, cán bộ
quản lý hợp tác xã.
Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã
tỉnh Bình Thuận
khóa V, nhiệm kỳ 2016 – 2020 nghiêm túc kiểm điểm trước
Đại hội./.
Xin cảm ơn Đại hội