Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam về việc tổ chức góp ý dự thảo Báo cáo chính trị và Điều
lệ sữa đổi trình Đại hội toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI,
nhiệm kỳ 2020 - 2025; Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã ban hành công
văn số 114/LMHTX, ngày 15/7/2020 về việc góp ý dự thảo báo cáo chính
trị và đề án sữa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam nhiệm kỳ 2020-2025 triển khai đến các đồng chí ủy viên ban
chấp hành khóa V để lấy ý kiến, đồng thời tổ chức thảo luận tại các kỳ họp Ban
chấp hành; qua tổng hợp các ý kiến góp ý, Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh
báo cáo trước Đại hội, cụ thể như sau:
I.
NHẬN XÉT CHUNG:
Đa số các ý kiến thống nhất cao với
dự thảo Báo cáo chính trị và Điều lệ sữa đổi mà Ban chấp hành Liên minh Việt
Nam nhiệm kỳ 2016-2020 dự kiến trình Đại hội toàn quốc Việt Nam nhiệm kỳ
2020-2025. Bố cục các dự thảo hợp lý, rõ ràng.
II.
ĐỐI VỚI DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT
NAM KHÓA V TẠI ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM LẦN THỨ VI, NHIỆM
KỲ 2020-2025:
1. Phần thứ nhất: Tình hình phát
triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều
lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 - 2020:
Các
đồng chí ủy viên Ban chấp hành khóa V thống nhất cao với nội dung đánh giá về
bối cảnh tình hình (tại I) và tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
(tại II).
Tuy
nhiên, tại mục: 1.4. Hợp tác xã sản xuất,
kinh doanh, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương
ngày càng được mở rộng, trở thành xu thế tổ chức sản xuất để hợp tác xã nâng
cao hiệu quả và phát triển bền vững (trang 4. Mục 1. Phần II). Có 05 ý kiến
đề nghị: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nên liệt kê một số hợp tác xã điển hình
trên một số lĩnh vực để các đại biểu biết, qua đó góp phần nhân rộng mô hình.
Tại
trang 7, nội dung: “những hạn chế yếu kém của kinh tế tập thể chủ yếu là do” của
mục 2. Tồn tại, hạn chế cần bổ sung
thêm nguyên nhân: Công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tập
thể ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước về Kinh tế tập thể ở các cấp có nơi chưa am hiểu sâu về Kinh tế tập
thể, Hợp tác xã.
Về
kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội và
Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 – 2020 (Tại
mục III, trang 7) các ý kiến thống nhất cao, tuy nhiên, tại từng tiểu mục nên
lựa chọn và giới thiệu các mô hình tiêu biểu của từng địa phương để vừa thể
hiện tính đa dạng, nét đặc sắc của từng địa phương.
2. Phần thứ hai: Phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020 -
2025:
*
Về dự báo xu hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (trang 16, mục I): các
ủy viên ban chấp hành khóa V thống nhất cao không có ý kiến bổ sung thêm.
*
Có 02 ủy viên Ban chấp hành đề nghị
nên bổ sung thêm khẩu hiệu hành động của Đại hội để thể hiện tinh thân quyết
tâm của cả hệ thống đối với phong trào kinh tế tập thể, hợp tác xã.
*
Về một số chỉ tiêu cụ thể (tại trang 18 của phần Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025): đa
số các đại biểu thống nhất với các chỉ tiêu trọng tâm trong nhiệm kỳ mới, tuy
nhiên:
- Chỉ
tiêu thứ 3: (....) thu hút tối thiêu 90% số hợp tác xã trên địa bàn cả nước là
thành viên chính thức của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Số
lượng như vậy là quá cao, cần xem xét
lại.
* Nhiệm vụ và giải pháp:
Thống nhất cao với nhiệm
vụ giai đoạn 2020 - 2025, có 04 ý kiến đề nghị trong thời gian tới, Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho đội
ngũ cán bộ Liên minh các tỉnh để nâng cao kỷ năng, nghiệp vụ trên các linh vực;
cần bổ sung các giải pháp định hướng cho hoạt động
của Ủy Ban Kiểm tra Liên minh các tỉnh, thành để nâng cao hiệu quả hoạt động
của Ủy ban Kiểm tra Liên minh các tỉnh, thành.
III. ĐỐI
VỚI DỰ THẢO SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT
NAM.
Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo sửa đổi một
số điều của Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025, tuy nhiên
có 08 ý kiến đề nghị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần xin ý kiến của cấp có thẩm
quyền cho sử dụng Điều lệ chung trên cả nước để Liên minh Hợp tác xã các tỉnh
thống nhất trong nhận thức và triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Có 12 ý kiến
góp ý tập trung tại một số nội dung sau:
1.
Tại Chương I, Điều 2. Tôn chỉ, mục đích: nên bổ sung cụm
từ “Hội đặc thù” vào trước cụm từ “đại diện”, cụ thể thành: “Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam là tổ chức Hội đặc thù đại diện của các hợp tác xã...” , vì: Căn cứ
Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ Về việc
quy định hội có tính chất đặc thù, thì Liên minh Hợp tác xã được xếp là tổ chức
Hội đặc thù.
2. Tại Chương I, Điều 5, khoản 5
Đề nghị sửa đổi như sau: “Liên minh Hợp tác xã là tổ chức hội được thành lập hai cấp: cấp trung
ương (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gọi chung là cấp tỉnh). Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hoạt động trên phạm
vi cả nước; Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh hoạt động trên phạm vị của tỉnh”
để phù hợp với Nghi định 45/2010/NĐ-CP
của Chính phủ.
3. Tại Chương II Chức năng, nhiệm vụ: khoản
3, Điều 6. Chức năng và khoản 6, Điều 7. Nhiệm vụ có sự trùng lắp, đề nghị
Ban soạn thảo sắp xếp bố cục cho hợp lý.
4.
Tại Chương IV Tổ chức và hoạt động: Điều 12. Tổ chức bộ máy của Liên minh Hợp
tác xã Việt nam bao gồm: Đề nghị bổ sung: Thường trực (Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch)
5.
Tại Chương IV Tổ chức và hoạt động: Điều 14. Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam. Đề nghị bổ sung về tiêu chuẩn cụ thể của ủy viên Ban
Chấp hành tại khoản 1, Điều 14.
6.
Tại Chương V Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh
Đề nghị bỏ khoản 5, Điều 21. Vì theo quy định Nghi định
45/2010/NĐ-CP của Chính phủ
thì sau khi Đại hội, cơ quan thường trực Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh hoàn tất
hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường
trực (Chủ tịch, các phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã), Liên minh Hợp tác xã tỉnh
sẽ gửi hồ sơ để báo cáo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; trường hợp trình Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam phê chuẩn thì lại có sự trùng lặp.
7.
Tại Chương VIII Điều khoản thi hành, Điều 27. Thực hiện quy định của điều lệ.
Đề nghị bổ sung thêm khoản quy định về: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ, cụ thể: Đại hội
thành viên Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Việc
sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được trên 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu
chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết.
Trên
đây là nội dung góp ý đối với dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo sửa đổi Điều
lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Đại hội toàn quốc Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban chấp hành Liên minh Hợp tác
xã tỉnh Bình Thuận khóa V, kính trình Đại hội cho ý kiến./.
Kính thưa Đại hội.
Tiếp theo tôi xin trình
bày tờ trình Xin ý kiến về việc
sửa đổi Điều lệ Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025: