Lượt xem: 0
KHI BỊ CHÓ MÈO CẮN, NÊN LÀM GÌ?
20/02/2023 11:13:00
Khoảng 99% trường hợp dại
là do chó nhà lây truyền bệnh sang người, đây là con số được Tổ chức Y tế Thế
giới thống kê. Ngoài ra, một số loài vật như mèo, chuột, dơi,… cũng khả năng
lây truyền bệnh dại. Năm 2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 03 ca mắc và tử vong vì
bệnh này.
Bệnh lây truyền qua nước
bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước
trên da bị rách (hoặc qua niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây
thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương,
vi rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại
thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con
vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có vi rút dại. Sau đó, vi rút dại hủy
hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh
dại.
Điều quan trọng cần làm
là xử trí đúng cách khi bị chó mèo cắn: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng xà phòng
(xà phòng nào cũng được, kể cả nước rửa chén) dưới vòi nước chảy, sau đó đưa
ngay bệnh nhân đến cở sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không đắp, chà xát bất cứ
loại lá nào lên vết thương.
Bên cạnh đó, cũng cần
trình báo với chính quyền địa phương khi phát hiện có động vật bị bệnh dại.
Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc. Chủ động tiêm vắc
xin ngừa dại cho chó, mèo. Chó phải được rọ mõm khi thả ra ngoài.
Hiện không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh
dại nên mọi người dân cần tiêm ngừa dại ngay sau khi bị chó, mèo, chuột cào,
cắn.
@ NGUYÊN THY