Trong 2 ngày, 15 và 16 tháng 8 năm 2022, Ban Quản lý các Khu
công nghiệp tỉnh Bình Thuận (BTIZA) đã làm việc với Ban Quản lý các Khu chế
xuất – Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA) theo Chương trình
hợp tác đã được ký kết giữa 02 Ban, nhằm trao đổi, nắm bắt tình hình, giới
thiệu tiềm năng đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận. Tham dự các buổi làm việc có đại diện lãnh đạo HEPZA, chủ
đầu tư và 10 doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận và Khu chế xuất Linh Trung có nhu cầu di dời, mở
rộng sản xuất.
Ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng Ban Quản lý các KCN - KCX thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình tình phát triển các KCN - KCX tại thành phố
Tại các buổi làm việc, Ông Hứa Quốc Hưng – Trưởng Ban Quản
lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Đến nay,
thành phố đã có 19 khu chế xuất - khu công nghiệp được thành lập. Trong đó, 17
khu chế xuất - khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 80%, thu
hút được 1.665 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD. Kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của các khu chế xuất - khu công nghiệp khoảng 8 tỷ USD,
chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của thành phố (trừ dầu thô). Thu ngân sách
các doanh nghiệp trong các khu chế xuất - khu công nghiệp gần 50.000 tỷ
đồng/năm. Tuy nhiên, các khu chế xuất – khu công nghiệp cũng bộc lộ nhiều vấn
đề cần giải quyết. Đó là những ngành công nghiệp già cỗi, thâm dụng lao động,
sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu với mức phát thải cao. Ngoài ra, hạ tầng
và dịch vụ của khu chưa theo kịp xu hướng chuyển dịch kinh tế, ứng phó với
thách thức từ biến đổi khí hậu và khống chế dịch bệnh... Doanh nghiệp tại các
khu chế xuất - khu công nghiệp đang do dự đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi
mới máy móc thiết bị do thời gian còn lại ngắn, chỉ còn hơn 20 năm, một số khu
chưa tới 20 năm”, chi phí đầu tư cao, việc tuyển dụng lao động khó khăn…Thời
gian còn lại của dự án quá ngắn cũng khiến Ban Quản lý Hepza và các công ty xây
dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất - khu công nghiệp gặp khó khăn
trong thu hút dự án mới, khó thu hồi vốn cho dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ông Phùng Hữu Cư giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào các KCN trên địa bàn Bình Thuận
Sau khi nghe Ông Phùng Hữu Cư – Trưởng Ban Quản lý các KCN Bình
Thuận giới thiệu tình hình, tiềm năng, lợi thế và triển vọng phát triển các khu
công nghiệp trên địa bàn Bình Thuận. Nhất là về điều kiện hạ tầng đường cao tốc
Dầu Dây – Phan Thiết – Vĩnh Hảo sắp hoàn thành và dự kiến thông xe cuối năm
2022. Rút ngắn được thời gian và chi phí lưu thông hàng hoá. Giá cả thuê đất
công nghiệp hiện tại khá hợp lý, hiện còn thấp hơn nhiều lần so với các KCX,
KCN ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn lao động khá dồi dào. Cơ chế chính sách thu
hút đầu tư thông thoáng… Các doanh nghiêp có nhu cầu di dời mở rộng sản xuất tham
dự các buổi làm việc cũng đã có nhiều ý kiến giới thiệu về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, thẳng thắng trao đổi những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp
trong thời gian tới và rất quan tâm, đăng ký nghiên cứu, khảo sát thực tế để
sớm được đầu tư vào các khu công nghiệp Bình Thuận.
Sau các buổi làm việc lãnh đạo BTIZA và HEPZA cho rằng đây
là một hoạt động xúc tiến đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm trọng điểm và thời cơ,
khi thành phố Hồ Chính Minh đang nghiên cứu định hướng chuyển đổi các khu chế
xuất, khu công nghiệp theo hướng phù hợp với sự phát triển của thành phố, giữ
nguyên các khu công nghiệp – khu chế xuất như hiện nay. Hy vọng trong thời gian
đến, sẽ có nhiều doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh đến với Bình Thuận.
Theo tin Văn Nam - BQLKCN