Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
Lượt xem: 865
Đó là một nội dung quan trọng trong Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ TN&MT năm 2020. Bên cạnh đó, Bộ TN&MT chú trọng xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ đa mục tiêu.

* Ứng dụng công nghiệp thông tin trong điều hành, tác nghiệp

Ứng dụng CNTT đã được Bộ TN&MT xem là một mũi nhọn để nâng hiệu quả quản lý, điều hành, tác nghiệp của Bộ từ nhiều năm qua. Năm 2020, việc ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được hoàn thiện, triển khai các hệ thống thông tin phục vụ hỗ trợ ra quyết định của cấp có thẩm quyền.

Theo Kế hoạch này, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ và giữa các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyêt thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Việc sử dụng chữ ký số, văn bản điện tử giữa các cơ quan của Bộ, kết nối đầy đủ với trục liên thông văn bản của Chính phủ, trao đổi văn bản điện tử (gắn với chữ ký số) với các bộ, ngành, địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục được phát huy.

Năm 2019, Bộ TN&MT với điểm nhấn là ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TNMT 2.0 thì năm 2020, Bộ tiếp tục triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao chỉ số cải cách hành chính của Bộ, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành.

Bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, tác nghiệp thì việc ứng dụng trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến đã phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua tại Bộ TN&MT.

Nhờ có hệ thống thông tin trực tuyến, Cổng thông tin điện tử, Bộ TN&MT cung cấp kịp thời, đầy đủ, có hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường.

Đặc biệt, năm 2020, Bộ sẽ hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đây mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,…), tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hô sơ, giây tờ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp;sẵn sàng cung cấp thông tin, dữ liệu chuyên ngành cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo quy định.

Bộ tiếp tục tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tố chức và cá nhân về tài nguyên và môi trường qua hệ thống trực tuyến; kết nối với tất cả hệ thống quản lý nhà nước vê tài nguyên và môi trường các địa phương và Bộ, ngành.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đang và sẽ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu TN&MT quốc gia, các cơ sở dữ liệu lĩnh vực và các hệ thống thông tin cốt lõi tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảmtuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ còn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ thu thập, quản lý, lưu trữ, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.

* Phát triển nguồn lực

Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp Bộ TN&MT tăng cường nguồn lực, từ phát triển hạ tầng đến nâng chất lượng nhân lực.

Để nhân lực đáp ứng yêu cầu cao của việc ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ TN&MT sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn nhiều nội dung quan trọng cho cán bộ, công chức, viên chức. Các nội dung được đào tạo là xây dựng, triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thông thông tin; nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống; an toàn thông tin…

Hạ tầng kỹ thuật của Bộ TN&MT cũng cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới ngành TN&MT số.

Năm 2020, Bộ TN&MT sẽ nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công nghệ thông tin của Bộ theo hướng hạ tâng hội tụ, tập trung áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ và Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng công việc chuyên môn của các đơn vị thuộc Bộ, tăng tính hiệu quả đầu tư về công nghệ thông tin.

Bộ sẽ xây dựng các hệ thống nền tảng gồm: hệ thống kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dừ liệu các hệ thông thông tin/cơ sở dữ liệu của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương, bộ ngành.

Hàng loạt các nội dung phát triển hạ tầng được xây dựng, triển khai như hệ thống bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thông thông tin của ngành; chữ ký; hạ tầng không gian khung quốc gia, liên kết các cơ quan từ trung ương tới địa phương có liên quan đến hạ tầng dừ liệu không gian; cơ chế, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; ứng dụng chữ ký số trong công tác điều hành và nghiệp vụ; nâng cấp các thiết bị đo đạc, quan trắc trong các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường sang công nghệ số.

Theo monre.gov.vn

Chuyên mục











Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang