Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030.
Lượt xem: 520

Ngày 16 tháng 9 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch số 3073/KH-UBND về thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030;

      Theo Kế hoạch số 3073/KH-UBND, đặt ra mục tiêu cụ thể: (1) Phấn đấu khôi phục, bảo tồn được từ 1-2 nghề truyền thống và từ 1-2 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; (2) Phấn đấu công nhận mới từ 2-3 nghề và từ 1-2 làng nghề truyền thống; phát triển từ 2-3 làng nghề gắn với du lịch; (3) Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; (4) 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; (5) 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); (6) 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; (7) Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm; (8) Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; (9) 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

      Để thực hiện đạt các mục tiêu nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, địa phương. Đối với ngành Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ:

      - Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, để có cơ sở phong tặng nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

      - Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và định hướng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang các thị trường tiềm năng.

     - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu xây dựng và triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ lực, sản phẩm làng nghề có tiềm năng xuất khẩu, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường.

      - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt để tạo mặt bằng di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, làng nghề; triển khai các nhiệm vụ khuyến công để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập